Trà - Gia vị dưỡng sinh

Trà dược - Thức uống giải khát và phòng bệnh

Cập nhật935
0
0 0 0 0
Uống trà là một nét văn hóa của người Việt, uống trà vừa có tác dụng giải khát vừa tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

Uống trà là một nét văn hóa của người Việt, uống trà vừa có tác dụng giải khát vừa tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Ngoài trà xanh, nhân dân ta còn sử dụng rất nhiều thảo dược từ thuốc nam. Mỗi loại trà thảo dược sẽ có mùi vị, tính năng, tác dụng khác nhau. Sau đây là một số trà thảo dược uống rất thơm ngon có tính phòng trị bệnh cao:

Trà cúc hoa: Cúc vàng, cúc trắng đều có vị ngọt, tính mát. Tác dụng: mát gan, giáng hỏa, giải độc. Phòng trị các chứng đau đầu, mắt yếu, tê mỏi, mụn nhọt. Cách dùng: hoa cúc phơi khô, lấy 20 - 30g pha nước uống hoặc phối hợp câu kỷ, táo đỏ, cam thảo.

Trà vối: cây vối nhà, vối rừng đều có vị cay đắng, tính ấm. Tác dụng: trị đầy bụng, khó tiêu, viêm đại tràng mãn tính, lỵ trực trùng. Cách dùng: lá vối hoặc nụ dùng tươi hoặc khô, hoặc ủ chín lá phơi khô làm trà uống quanh năm. Ngày dùng 40 - 50g nấu hoặc pha uống như trà.

Trà gừng: có vị cay, tính ấm. Tác dụng: trị đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, ho đờm do lạnh. Cách dùng: đơn giản nhất là dùng gừng tươi 12 - 14g thái lát mỏng cho thêm 1 thìa mật ong pha nước sôi uống, hay gừng phơi khô tán nhỏ mỗi lần dùng 10 - 12g pha uống, hoặc gừng tươi 12g thái lát cùng với trà xanh 1 nắm vò hãm nước sôi uống ngừa bệnh mùa đông.
Trà gừng
Trà linh chi: Nấm linh chi có nhiều loài, nhiều nơi trồng, nói chung đều có vị đắng, tính bình. Tác dụng: chữa suy nhược, mỡ máu, tim mạch huyết áp, chức năng gan thận kém. Cách dùng: linh chi thái lát hoặc tán bột, ngày lấy 20 - 30g sắc hoặc hãm nước uống như trà. Có thể cho thêm táo tàu lượng bằng nhau, tăng mùi vị thơm ngon bổ dưỡng.

Trà atiso: có vị ngọt, tính mát. Tác dụng: chữa viêm gan thận cấp mãn, viêm khớp, mụn nhọt, các bệnh liên quan do huyết nhiệt. Cách dùng: hoa lá atiso rửa sạch phơi khô thái lát. Ngày dùng 30 - 50g sắc hoặc pha nước sôi uống, có thể phối hợp với các vị thuốc khác để dùng.
Trà atiso rất tốt cho người viêm gan, viêm khớp, mụn nhọt
Trà cây mâm xôi: còn gọi cây chè gai, chè mùng năm, có vị thơm chát, tính ấm. Tác dụng: kích thích tiêu hóa, phòng ngừa cảm lạnh cảm cúm, viêm họng. Cách dùng: người dân thường đến ngày 5 tháng 5 âm lịch giữa trưa đi hái cành lá phơi khô uống cả năm. Ngày dùng 40 - 50g nấu nước hoặc pha uống trà, có nơi phối hợp với lá vối, lá hoắc hương uống cho thơm, tăng tác dụng chữa tiêu hóa ngoại cảm. Quả chín bổ thận tỳ, ích tinh tủy.

Trà diệp hạ châu: có vị hơi đắng ngọt, tính mát. Tác dụng: chữa viêm gan, gan yếu, thống phong, giải độc, người nóng sốt. Cách dùng: cả cây phơi khô cắt nhỏ. Ngày dùng 50 - 60g hoặc hơn sắc, hãm uống như trà. Có khi phối hợp với nhân trần, kỷ tử, hoàng kỳ, tăng chức năng gan, bổ dưỡng dễ uống.

Trà khổ qua: khổ qua nhà, rừng đều có vị đắng, tính mát. Tác dụng: thanh nhiệt, mát gan, chữa đái tháo đường, mụn nhọt, táo bón, sỏi gan mật. Cách dùng: quả, hoa, rễ. Cây khổ qua nhà hoặc rừng thái lát phơi khô. Ngày dùng 20 - 30g sắc hãm nước sôi uống như trà.

Trà hoa sứ (hoa đại): có vị ngọt, tính mát. Tác dụng: trị đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao, đi cầu ra máu, ho khan phế nhiệt. Cách dùng: hoa phơi khô, lấy 10 - 20g mỗi ngày, sắc hoặc hãm nước uống, có thể phối hợp với hoa hòe, cúc hoa vàng, hoa nhài, thảo quyết minh, câu kỷ, đảng sâm, cam thảo. Tác dụng: tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị huyết áp, tim mạch, đái tháo đường.

Trà giảo cổ lam: có vị đắng, tính mát. Tác dụng: tăng kháng thể, bảo vệ tế bào gan, giúp tiêu hóa, giảm huyết áp, mỡ máu, đường huyết. Cách dùng: lá cây phơi khô cắt nhỏ. Ngày dùng 10 - 12g sắc hãm nước sôi uống như trà.

Trà vằng: còn gọi chè vằng có vị đắng, ngọt, tính mát. Tác dụng: thông huyết, tiêu viêm, giải độc, giảm béo, hay dùng ngăn ngừa bệnh phụ nữ sau sinh, táo bón, ăn ngủ kém. Ngày dùng 40 - 60g sắc hãm nước sôi uống như trà.

Trà cỏ ngọt: còn gọi cỏ mật, cỏ đường có vị rất ngọt, tính mát. Hay dùng cho người có bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp. Cách dùng: toàn cây phơi khô nấu uống hoặc phối hợp các vị thuốc khác như: trà bắc, thảo quyết minh, cẩu kỷ, đảng sâm, hoa nhài, hoa cúc, hoa hòe, nụ vối (dạng trà cung đình). Hỗ trợ điều trị chứng huyết áp, tim mạch, tăng cường sức đề kháng, giảm cholesterol. Bổ khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, đẹp da, bớt mụn.

Trên đây là một số loại trà dược thảo từ thuốc nam rất gần gũi trong thiên nhiên, có mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị với nhiều người, có tính phòng - trị bệnh rất cao, trà thảo dược đã trở thành món nước uống hàng ngày không thể thiếu của nhiều gia đình.
Nguồnsuckhoedoisong.vn
Lượt xem29/08/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng