Tắm nắng

Sự thiếu hụt và sự phụ thuộc vào vitamin D

Cập nhật1300
0
0 0 0 0
Tiếp xúc không đầy đủ với ánh sáng mặt trời dẫn đến thiếu vitamin D. Sự thiếu hụt làm giảm khoáng hóa xương, gây bệnh còi xương ở trẻ em và chứng nhuyễn xương ở người lớn và có thể góp phần gây loãng xương.
 
Chẩn đoán bao gồm đo nồng độ huyết thanh 25(OH)D(D2 + D3). Điều trị thường bao gồm uống vitamin D, canxi và phosphat được bổ sung nếu cần. Phòng ngừa là khả thi. Hiếm khi, rối loạn di truyền gây ra sự trao đổi chất suy yếu của vitamin D (phụ thuộc).
 
Thiếu vitamin D là thường gặp trên toàn thế giới. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh còi xương và chứng nhuyễn xương, nhưng những rối loạn này cũng có thể là kết quả của các bệnh khác.
 
Chẳng hạn như bệnh thận mãn tính, các rối loạn ống thận khác nhau, bệnh giảm phosphat huyết (kháng vitamin D) gia đình, nhiễm toan chuyển hóa mạn tính, tăng năng tuyến cận giáp, giảm năng tuyến cận giáp, chế độ ăn canxi không thích hợp, và các rối loạn hoặc các thuốc làm giảm khoáng hóa chất nền xương.
 
Thiếu vitamin D gây hạ canxi huyết, nó kích thích sản xuất PTH, gây ra chứng tăng năng tuyến cận giáp. Chứng tăng năng tuyến cận giáp làm tăng hấp thu, huy động từ xương, và bảo tồn canxi trong thận nhưng tăng bài tiết phosphat.
 
Kết quả là, mức độ canxi huyết thanh có thể là bình thường, nhưng vì chứng giảm phosphat huyết, quá trình khoáng hóa xương bị suy giảm.
Bổ sung vitamin D
Bệnh căn
Thiếu vitamin D có thể là do:
  • Tiếp xúc không đầy đủ với ánh sáng mặt trời
  • Lượng vitamin D đưa vào không đầy đủ
  • Giảm hấp thu vitamin D
  • Sự chuyển hóa bất thường của vitamin D
  • Sự đề kháng những ảnh hưởng của vitamin D
 
Tiếp xúc hoặc đưa vào không đầy đủ
Tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp không đầy đủ hoặc sử dụng phương tiện chống nắng và lượng đưa vào không thích hợp thường xuất hiện đồng thời dẫn đến sự thiếu hụt lâm sàng.
 
Những người dễ bị mắc bao gồm:
  • Người già (những người thường thiếu dinh dưỡng và không được tiếp xúc đủ ánh nắng).
  • Một số cộng đồng cụ thể (ví dụ: phụ nữ và trẻ em bị bó buộc tại nhà hoặc mặc quần áo che phủ toàn bộ cơ thể và mặt).
  • Lưu trữ vitamin D không đầy đủ thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là những người ở trong nhà, ở cơ sở từ thiện, nhập viện hoặc những người bị gãy xương hông.
 
Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời được khuyến nghị là từ 5 đến 15 phút (liều dưới ban đỏ) tới các tay và chân hoặc tới mặt, cánh tay và chân, ít nhất 3 lần một tuần. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ da liễu không khuyến cáo tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì nguy cơ ung thư da tăng lên.
 
Giảm sự hấp thu
Hấp thu kém có thể lấy đi lượng dưỡng chất vitamin D khỏi cơ thể; chỉ một lượng nhỏ 25(OH)D được tái tuần hoàn gan ruột.
 
Chuyển hóa bất thường
Thiếu vitamin D có thể là do các khiếm khuyết trong việc sản xuất 25(OH)D hoặc 1,25(OH)2D. Những người bị bệnh thận mạn tính thường phát triển bệnh còi xương hoặc chứng nhuyễn xương do sản xuất 1,25(OH)2D từ thận giảm và mức phosphat bị tăng lên. Rối loạn chức năng gan cũng có thể can thiệp vào sự sản xuất các chất chuyển hóa vitamin D hoạt động.
 
Bệnh còi xương phụ thuộc vitamin D di truyền loại I là rối loạn thể nhiễm sắc lặn đặc trưng bởi sự chuyển đổi 25(OH)D thành 1,25(OH)2D trong thận không có hoặc bị khiếm khuyết.
 
Giảm phosphat huyết liên quan nhiễm sắc thể X trong gia đình làm giảm tổng hợp vitamin D ở thận. Nhiều thuốc chống co giật và sử dụng glucocorticoid làm tăng nhu cầu bổ sung vitamin D.
 
Đề kháng ảnh hưởng của vitamin D
Bệnh còi xương phụ thuộc vitamin D di truyền loại II có một số dạng và do đột biến ở thụ thể 1,25(OH)2D. Thụ thể này ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của ruột, thận, xương, và các tế bào khác. Ở bệnh này, 1,25(OH)2D là dư thừa nhưng không hiệu quả vì thụ thể không có chức năng.
 
Nguồnwww.msdmanuals.com
Lượt xem31/08/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

vitamin D

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng