Thải độc đại tràng

Thải độc đại tràng bằng cà phê

Cập nhật2656
0
2 0 0 0
Thải độc cà phê được Tiến sĩ Max Gerson tiên phong ứng dụng và phổ biến tại phương Tây từ những năm 1930. Đến nay, khi phương pháp này được biết đến rộng rãi hơn theo sự nở rộ của xu hướng detox khắp thế giới, câu hỏi: “Có nên thải độc cà phê hay không?” bắt đầu nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết.
 
1. Hiểu lầm 1: Thải độc cà phê là thải độc đại tràng. 
Thải độc cà phê là phương pháp thải độc toàn cơ thể bằng cà phê, thông qua đường đại tràng. Chính vì vậy thường được gọi tắt là thải độc đại tràng. Đại tràng là con đường truyền dẫn các hoạt chất trong cà phê vào máu đến gan với mục đích kích thích gan sản xuất Enzyme thải độc cho toàn cơ thể.
 
Dung dịch cà phê được truyền vào đại tràng sẽ hoạt động như sau:
 
  • Làm sạch tổng thể đại tràng. Giai đoạn này, lượng cà phê trong dung dịch loãng hơn. Trước tiên là giúp làm mềm và phân tách các loại cặn bã tích tụ lâu ngày giữa các mắt xích đại tràng; kích thích nhu động ruột đào thải các loại cặn bã ra ngoài.
  • Thải độc cơ thể. Đây là giai đoạn chính khi thải độc cơ thể bằng cà phê qua đường đại tràng. Lượng cà phê lúc này đậm đặc hơn. Các hợp chất trong cà phê thấm vào mao mạch đại tràng đến gan, kích thích gan sản xuất Enzyme thải độc bậc thầy trong cơ thể là Glutathione S-transferase lên 600%-700% lần so với thông thường. Enzyme này phản ứng với các gốc tự do trong máu và làm cho chúng bất hoạt, được gan và mật xử lý rồi bài tiết qua đường ruột. Khoảng thời gian 12 phút – 15 phút dung dịch cà phê được giữ trong đại tràng cũng là khoảng thời gian tim bơm máu đi khắp cơ thể và qua gan 4 lần – 5 lần, thu gom độc tố từ các mô. Vì vậy, lượng Enzyme Glutathione S-transferase được sản xuất trong thời gian đó hoạt động như một máy lọc độc tố cho toàn cơ thể.
 Hình ảnh X-quang đại tràng biến dạng vì cặn bã và độc tố tích tụ nhiều năm.

2. Hiểu lầm 2: Truyền cà phê có thể thải độc thì uống cà phê cũng vậy.
 
Cà phê vào cơ thể theo đường uống sẽ ngay lập tức được hấp thụ qua dạ dày, ruột non, trực tiếp theo máu vào não và tim, khiến tinh thần sảng khoái, phấn chấn. Vì được hấp thụ trực tiếp như vậy nên các hoạt chất trong cà phê cũng ngay lập tức được dịch vị xử lý và bài tiết qua nước tiểu nhờ thận mà không còn tác dụng thải độc.
 
Ngược lại, khi thải độc cơ thể bằng cà phê qua đại tràng, axit Tannic trong cà phê sẽ không bị phân giải ngay mà sẽ phát huy đặc tính chống oxy hóa, làm bất hoạt các gốc tự do trong đại tràng, hỗ trợ loại bỏ ký sinh trùng cùng hại khuẩn. Tương tự, các hoạt chất Caffein, Palmitates, Theophylline trong cà phê khi vào đại tràng sẽ theo máu đến gan, thúc đẩy ống mật giãn nở. Từ đó, kích thích gan tiết Enzyme Glutathione S-transferase để thải độc cho cơ thể.
 
Khi uống cà phê, các hoạt chất trong cà phê ngay lập tức được dịch vị xử lý và bài tiết qua nước tiểu mà không còn tác dụng thải độc. 
3. Hiểu lầm 3: Dùng dung dịch cà phê bơm vào hậu môn như một loại thuốc xổ. 

Dung dịch cà phê trong phương pháp thải độc cơ thể bằng cà phê không phải là một loại thuốc xổ để điều trị táo bón hay có thể bơm tùy tiện để “thụt rửa” đại tràng. Dung dịch cà phê được ứng dụng như một chất hỗ trợ đào thải các loại cặn bã, độc tố tích tụ lâu ngày trong đại tràng. Khi đại tràng được làm sạch, nhu động ruột được cải thiện và nhờ vậy triệu chứng táo bón cũng thuyên giảm hẳn.

hải độc cà phê không phải là thuốc xổ trị táo bón nhất thời hay có thể bơm tùy tiện để “thụt rửa” đại tràng.

4. E ngại 1: Thải độc cà phê làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột 

Đây là một trong hai e ngại phổ biến nhất khiến bạn phân vân có nên thải độc cà phê hay không. Khi truyền vào đại tràng, các hoạt chất trong cà phê có khả năng khử trừ và đào thải vi khuẩn có hại. Thế nhưng, nó cũng không thể phân biệt được vi khuẩn có lợi và tránh không làm hại chúng. Đây chính là tác dụng phụ của quá trình làm sạch đại tràng và thải độc. Do đó, ngay sau trị liệu bạn sẽ cần ăn sữa chua và bổ sung thực phẩm lên men nhằm bù đắp lợi khuẩn đã mất. Khi đường ruột đã được loại bỏ độc tố, lợi khuẩn cũng sẽ nhanh chóng sinh sôi và tạo lập lại sự cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này cũng cho thấy quá trình thải độc khoa học cần được hỗ trợ bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
 
Sau khi loại bỏ độc tố đường ruột, lợi khuẩn có môi trường thuận lợi để phát triển và tạo lập sự cân bằng với 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn.
 
5. E ngại 2: Thải độc cà phê làm mất nhu động ruột
 
Trong cuộc sống hiện đại, nhu động ruột của chúng ta giảm sút chủ yếu vì ngồi nhiều ở văn phòng, ít có thời gian vận động và stress. Điều đó dẫn đến tình trạng táo bón thường xuyên dù có bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả. Không ít người e ngại việc thải độc cà phê sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu động ruột vốn đã giảm sút này. Nhưng trên thực tế, khi thải loại được cặn bã và độc tố lâu ngày, bạn có thể phục hồi khả năng co bóp tự nhiên của đại tràng. Do đó, một trong những lợi ích to lớn của thải độc cơ thể bằng cà phê chính là nhuận trường và cải thiện táo bón. Tuy nhiên, như đã giải thích phía trên, bạn không nên dùng dung dịch cà phê như một loại thuốc xổ. Chỉ khi thực hiện theo đúng chương trình khoa học, kết hợp cùng việc vận động và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì mới có thể duy trì hiệu quả lâu dài cho cơ thể.
Nguồnbodyline.vn
Lượt xem23/07/2021
2 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng