Ung thư

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày

Cập nhật727
0
0 0 0 0
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Chủ yếu là do đột biến gen trong các tế bào của dạ dày, làm cho các tế bào bị đột biến phát triển nhanh chóng và cuối cùng hình thành một khối u ác tính. 
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Ngoài ra, một số các yếu tố nguy cơ sau đây cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh:
  • Giới tính: Mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân nhưng nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp đôi so với nữ giới.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày tăng lên ở những người trên 50 tuổi. Hầu hết những người bị ung thư dạ dày trong khoảng từ 60 đến 80 tuổi.
  • Tiền sử bệnh của bản thân: Một số vấn đề về dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày như từng phẫu thuật dạ dày trước đây, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính, polyp dạ dày, nhiễm khuẩn H.pylori, thiếu máu ác tính…
  • Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có cha mẹ, anh em trai hoặc chị em gái từng bị ung thư dạ dày thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền và đột biến gen như hội chứng Lynch, bệnh đa polyp gia đình, đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, có nhóm máu A thì cũng nên cẩn thận với căn bệnh này.
  • Lối sống kém lành mạnh: Hút thuốc và tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Chế độ ăn uống kém khoa học: Bạn ít ăn trái cây, rau quả và duy trì chế độ ăn mặn, ăn nhiều các loại thịt đã qua chế biến thì sẽ làm tăng khả năng bị ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu cho rằng muối và các hóa chất tương tự như natri nitrit được tìm thấy trong các loại thịt đã qua chế biến có thể biến đổi thành các chất gây ung thư.
Phòng ngừa ung thư dạ dày
Phòng ngừa ung thư dạ dày
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, thực hiện những thay đổi lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Để giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày, bạn nên:
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy đặt mục tiêu giảm cân chậm và ổn định khoảng 1 hoặc 2 kg / tuần. Tăng cường tập thể dục, hoạt động thể chất lành mạnh để giảm cân.
  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: Cố gắng bổ sung nhiều trái cây và rau củ quả vào chế độ ăn uống hàng ngày. Trái cây và rau quả có chứa chất chống oxy hóa như vitamin A, C có thể ngăn chặn các chất làm hỏng ADN của tế bào, ngừa ung thư.
  • Giảm lượng thức ăn mặn, thịt đỏ, thịt đã qua chế biến trong khẩu phần ăn: Hãy bảo vệ dạ dày của bạn bằng cách hạn chế ăn mặn, giảm thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt hun khói và xúc xích…
  • Bỏ thuốc lá: Nếu bạn có thói quen hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, cũng như nhiều bệnh ung thư khác.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Bác sĩ có thể xem xét cho bạn tiến hành làm các xét nghiệm, chẳng hạn như nội soi để tìm ra các dấu hiệu của ung thư dạ dày. Phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là chìa khóa để có thể chữa khỏi bệnh.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ung thư dạ dày, các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh, cũng như có cách phòng ngừa hiệu quả nhé!
Nguồn​hellobacsi.com
Lượt xem13/09/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng