Suy nội tạng

Hội chứng suy đa tạng và những điều bạn cần biết

Cập nhật1531
0
0 0 0 0
Hội chứng suy đa tạng là tình trạng rối loạn chức năng của nhiều cơ quan. Quá trình hình thành và tiến triển hội chứng suy đa tạng rất phức tạp. Điều trị suy đa tạng chủ yếu là điều trị dự phòng.
Nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân suy dẫn đến đa tạng.1. Hội chứng suy đa tạng là gì?
Hội chứng suy đa tạng hay còn gọi là suy đa hệ thống cơ quan, suy chức năng đa tạng đây là tình trạng rối loạn chức năng của ít nhất hai hoặc nhiều hệ thống cơ quan.
Suy đa tạng xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh lý cấp tính, nếu không can thiệp điều trị, cơ thể người bệnh không thể duy trì cân bằng nội môi.
Bệnh nhân suy đa tạng thường được điều trị trong thời gian dài tại chuyên khoa hồi sức tích cực với tỉ lệ tử vong cao. Nguy cơ tử vong phụ thuộc số lượng các cơ quan và mức độ bị tổn thương.
2. Nguyên nhân suy đa tạng
Do liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, nên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy đa tạng, thường gặp là:
  • Chấn thương nặng và lớn
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Phỏng
  • Thương tổn thiếu máu và tái tưới máu
  • Ngộ độc cấp tính
  • Truyền nhiều nhóm máu
  • Sản giật
  • Tuần hoàn ngoài cơ thể
  • Các bệnh lý: viêm tụy, bệnh tự miễn, bệnh nhiệt.
3. Triệu chứng suy đa tạng
Suy đa tạng là tổn thương, suy giảm chức năng của nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, bao gồm: Hệ thần kinh trung ương, tim mạch, huyết học, hô hấp, thận, tiêu hóa và gan mật.
3.1 Hệ thần kinh trung ương
Rối loạn ý thức, tăng chuyển hóa, xuất hiện các chất dẫn truyền thần kinh lưu hành giả, viêm thần kinh ngoại biên.
3.2 Tim mạch
  • Xuất hiện yếu tố làm ức chế cơ tim, giảm cung lượng tim.
  • Huyết học: Hình thành các cục máu đông, gây độc đối với tế bào, xuất hiện hội chứng thoát nước bên ngoài mao mạch, dính và giam giữ tế bào bạch cầu.
  • Hô hấp: Suy đa tạng ở hệ hô hấp với biểu hiện tăng thấm tính mao mạch, giảm chuyển hóa các chất vận mạch, giảm giãn nở phổi và oxy trong máu.
  • Thận: Huyết động không ổn định, rối loạn phân bố dòng chảy ở thận, thuốc gây độc với thận, suy thận, tăng creatinin máu, thiểu niệu.
  • Tiêu hoá: Tăng thấm tính hàng rào ruột, teo niêm mạc, chảy máu tiêu hoá.
  • Gan mật: Rối loạn chức năng gan mật ở bệnh nhân suy đa tạng có biểu hiện cận lâm sàng trước tiên là tăng sau đó giảm tổng hợp, bao gồm tổng hợp muối mật, IgA, tăng chuyển hoá, tăng dị hoá ngoại biên, vãng khuẩn huyết từ ruột, rối loạn đông máu. Trên lâm sàng, bệnh nhân có biểu hiện vàng da.
Xét nghiệm Creatinine của thận xác định tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chức năng các cơ quan.
4. Chẩn đoán suy đa tạng

4.1 Nguyên nhân
Đa chấn thương, bỏng nặng, sốt rét ác tính, nhiễm khuẩn huyết nặng, ngộ độc, sốc giảm tưới máu tổ chức, viêm tụy hoại tử nặng, ...
4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chức năng các cơ quan
  • Thần kinh (không dùng thuốc an thần trong ngày),
  • Tim mạch (nhịp tim, huyết áp tâm thu, nhịp nhanh thất và/hoặc rung thất, pH máu động mạch, nồng độ),
  • Huyết học (số lượng hồng cầu, bạch cầu, dung tích hồng cầu trong máu),
  • Hô hấp (nhịp thở tự nhiên, thở máy),
  • Thận (nồng độ BUN, creatinin huyết tương, thể tích nước tiểu),
  • Gan (dựa vào nồng độ bilirubin, men transaminase, LDH trong máu).
4.3 Thang điểm đánh giá suy đa tạng
Đánh giá mức độ, tình trạng và tiên lượng của bệnh nhân suy đa tạng.
Nguồnwww.vinmec.com
Lượt xem25/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng