Ung thư

Những điều cần biết về ung thư tuyến giáp

Cập nhật706
0
0 0 0 0
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở trước cổ, có chức năng sản xuất hormone (nội tiết tố) tuyến giáp. Những chất nội tiết này điều hòa thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim và chuyển hóa, giúp cơ thể chúng ta hoạt động một cách bình thường. Tuyến giáp sử dụng iốt có trong khẩu phần ăn hàng ngày để sản xuất hormone tuyến giáp.
Trong thời gian gần đây, bệnh lý về tuyến giáp ngày càng trở nên phổ biến, trong đó phải kể tới ung thư tuyến giáp.
Trong thời gian gần đây, bệnh lý về tuyến giáp ngày càng trở nên phổ biến, trong đó phải kể tới ung thư tuyến giáp.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định rõ ràng. Tuy vậy, có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Những bệnh nhân đã từng điều trị tia xạ vùng cổ, hoặc những người tiếp xúc với lượng phóng xạ lớn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Một yếu tố khác phải kể đến là tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình có người bị ung thư tuyến giáp, hoặc một số hội chứng có liên quan, nguy cơ mắc bệnh của chúng ta cũng cao hơn. Dù vậy, chỉ một lượng nhỏ bệnh nhân ung thư tuyến giáp có liên quan tới yếu tố di truyền.
Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp
Đa phần ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không biểu hiện triệu chứng. Bệnh thường được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe, được làm siêu âm vùng cổ. Một số nhân tuyến giáp kích thước lớn hơn có thể dẫn đến:
  • Tự nhìn thấy hoặc tự sờ thấy u vùng cổ, phía trước, dưới yết hầu, di chuyển khi bạn nuốt.
  • Khàn tiếng: khi nhân tuyến giáp phát triển có thể gây xâm lấn các dây thần kinh chi phối dây thanh âm, hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới thanh quản gây khàn giọng.
  • Khó thở, nuốt vướng do u chèn ép vào thực quản, khí quản.
  • Có thể đau tức vùng cổ trước.
Xạ trị ngoài và hóa trị có hiệu quả không cao trong điều trị phần lớn ung thư tuyến giáp.
Điều trị ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng bậc nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp. Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trên người bệnh tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, thể giải phẫu bệnh lý và một số yếu tố nguy cơ khác. Một số cách thức phẫu thuật bao gồm cắt tuyến giáp toàn bộ kết hợp vét hạch cổ, cắt tuyến giáp gần toàn bộ, cắt một thùy tuyến giáp và eo giáp v.v.
Điều trị i-ốt phóng xạ là phương pháp giúp tiêu diệt nốt những tế bào tuyến giáp còn sót lại sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, được chỉ định dựa trên kích thước u, mức độ xâm lấn, tình trạng di căn hạch, nồng độ các chất chỉ điểm ung thư tuyến giáp sau mổ v.v.
Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp: sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ, bệnh nhân sẽ cần được bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp, được sử dụng phổ biến nhất là levothyroxine. Một bộ phận trong số các bệnh nhân cắt một thùy tuyến giáp cũng cần bổ sung hormone này, chiếm tỉ lệ khoảng 20%.
Hóa trị có thể được chỉ định khi bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bệnh ở giai đoạn di căn xa, hoặc trên các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Xạ trị ngoài và hóa trị có hiệu quả không cao trong điều trị phần lớn ung thư tuyến giáp.
Nguồnbenhvienungbuouhanoi.vn
Lượt xem02/08/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng