Lão hóa

Những nguyên nhân khiến mắt bị lão hóa sớm

Cập nhật819
0
0 0 0 0
Mắt bị lão hóa sớm không còn chỉ do nguyên nhân tuổi già. Một loạt các thói quen xấu cũng có thể là tác nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa của mắt.

Lão hóa mắt có những dấu hiệu gì?
Thông thường từ năm 40 tuổi, mắt đã có những dấu hiệu lão hóa với cảm giác khó khăn khi đọc sách (mỏi mắt, khô mắt…) và đến 50 – 60 tuổi biểu hiện lão hóa đã trở nên rõ ràng.

Các dấu hiệu của lão hóa mắt:
  • Không đọc rõ chữ khi nhìn gần, chỉ đọc được khi nhìn xa.
  • Gặp khó khăn khi đọc chữ in nhỏ hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Khi đọc sách, làm việc trước màn hình trong thời gian dài thường mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt…

Nguyên nhân lão hóa mắt là do thủy tinh thể trở nên xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi dẫn đến sự điều tiết của mắt bị suy yếu. Lão hóa mắt sẽ dẫn đến một số bệnh lý hay gặp ở mắt như lão thị, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra mù.
Mắt bắt đầu lão hóa từ tuổi 40
Những nguyên nhân khiến mắt bị lão hóa sớm
Mắt bắt đầu lão hóa từ tuổi 40 và đến 50 – 60 tuổi thì mắt đã có triệu chứng suy giảm khả năng nhìn cho dù chỉnh kính tối đa. Tình trạng này là do sự rối loạn trong quá trình tổng hợp protein của thủy tinh thể, cũng như võng mạc, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) bị thoái hóa dần theo tuổi tác mà chức năng bị suy giảm không còn được bù trừ bởi các tế bào còn lại.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy ngoài triệu chứng suy giảm thị lực ngày càng đến sớm, các rối loạn thị giác khác như nhìn lóa, mỏi mắt, khô mắt, chảy nước mắt và rối loạn hợp thị… xuất hiện ở cả những người trong độ tuổi đôi mươi do thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại và ánh sáng xanh.

Khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông… khi được hít thở qua phổi vào máu tích tụ thành các chất oxy hóa độc hại có khả năng lấy đi âm điện tử của protein tế bào làm biến đổi cấu trúc và tỷ lệ thành phần protein của thủy tinh thể khiến cấu trúc này trở nên mờ đục… Các chất oxy hóa độc hại khi vào võng mạc cũng gây tổn thương cho võng mạc theo cách tương tự, khiến tế bào chết đi.

Tại Việt Nam, 2 thành phố ô nhiễm nhất là Hà Nội và TP.HCM (mức độ bụi cao gấp 4 - 6 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới) cũng chính là nơi có tỷ lệ suy giảm thị lực cao nhất nước ta, vì thế bạn phải biết cách bảo vệ mắt tránh ô nhiễm không khí.

Đối với ánh sáng xanh – thuộc quang phổ ánh sáng thấy được nhưng gần với vùng tia tử ngoại, có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao – khi tiếp xúc thường xuyên có khả năng gây biến đổi các men nhạy cảm nhiệt bảo vệ protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein, dẫn đến đục thủy tinh thể.

Mặt khác, ánh sáng xanh còn gây đảo chiều phản ứng quang hóa của Rhodopsine – sắc tố thị giác của tế bào quang cảm thụ, thúc đẩy sự chết của tế bào này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhìn rõ của mắt.

Ánh sáng xanh có từ 2 nguồn: nguồn tự nhiên đến từ ánh sáng mặt trời, nguồn nhân tạo đến từ bóng đèn LED, màn hình máy tính, điện thoại, tivi… Trong đó, ánh sáng xanh nhân tạo mà con người lạm dụng cả ngày lẫn đêm mới gây hại liên tục và ngày càng gia tăng.

Báo cáo của các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ) cho rằng những người làm ca đêm  hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh ban đêm, ngoài bệnh mắt còn có có nguy cơ cao hơn mắc bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và béo phì.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Trong khi đó, thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng các thiết bị có màn hình phát ra ánh sáng xanh gần 10 giờ / ngày (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ).
Nguồnwww.matsaigon.com
Lượt xem25/08/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng