Giải độc cấp kỳ

17 thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn kiêng cho bệnh thận (Phần 2)

Cập nhật572
0
0 0 0 0
Chế độ ăn kiêng cho bệnh thận sẽ hạn chế một số loại thực phẩm trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, giúp bạn giảm tích tụ chất thải trong máu, cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa thận bị tổn thương thêm.

Sau đây là 17 loại thực phẩm bạn nên tránh trong chế độ ăn kiêng cho bệnh thận.
(tiếp theo)

10. Đồ chua, ô liu và gia vị

Đồ chua, ô liu đã qua chế biến và gia vị đều là các thực phẩm đã được xử lý hoặc ngâm lên men. Khi đó, chúng sẽ chứa một lượng lớn muối từ quá trình chế biến.

Vì vậy, bạn cần tránh sử dụng đồ chua, ô liu đã qua chế biến và các gia vị trong khẩu phần ăn nếu đang mắc các bệnh về thận.

11. Quả đào

Quả đào rất giàu vitamin C, vitamin A và chất xơ. Bên cạnh đó, đào cũng chứa rất nhiều kali. Một chén quả đào tươi sẽ cung cấp khoảng 427mg kali.

Hàm lượng kali thậm chí còn cao hơn các sản phẩm đào sấy khô. Một chén đào khô có thể chứa đến 1.500mg kali.

Điều đó có nghĩa nếu bạn ăn một chén đào khô thì đã nạp đến 75% lượng kali tối đa (2.000mg) trong một ngày.

Tốt nhất là bạn cần tránh ăn đào kể cả tươi hay khô trong chế độ ăn kiêng cho bệnh thận.

12. Khoai tây và khoai lang
Khoai tây và khoai lang
Khoai tây và khoai lang đều là những loại củ giàu kali. Chỉ cần một củ khoai tây nướng cỡ trung bình (156g) đã chứa 610mg kali, trong khi một củ khoai lang nướng cỡ trung bình (114g) sẽ chứa 541mg kali.

May mắn thay, bạn có thể giảm hàm lượng kali trong các loại củ giàu kali này bằng cách ngâm hoặc lọc chúng với nước.

Khi cắt khoai tây thành miếng nhỏ, mỏng và đem luộc trong ít nhất 10 phút có thể làm giảm hàm lượng kali xuống khoảng 50%.

Khoai tây ngâm khoảng 4 giờ trước khi nấu có thể làm giảm hàm lượng kali nhưng chắc chắn sẽ không loại bỏ được hoàn toàn. Lượng kali vẫn còn lại trong món khoai tây nên tốt nhất là bạn phải kiểm soát được khẩu phần ăn hàng ngày.

13. Cà chua

Cà chua cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng kali cao cần tránh trong chế độ ăn kiêng cho bệnh thận. Không chỉ cà chua tươi, người bệnh thận cần kiêng cả các loại nước sốt cà chua, nước hầm có chứa cà chua.

Chỉ cần một chén nước sốt cà chua có thể chứa tới 900mg kali. Bạn có thể lựa chọn những phương án thay thế khác tùy theo sở thích và khẩu vị. Thay vì sốt cà chua, bạn nên cân nhắc đến sốt ớt chuông với lượng kali thấp hơn.

14. Các thực phẩm ăn liền và chế biến sẵn

Các thực phẩm đóng gói được chế biến sẵn và dán nhãn “dùng liền”, “ăn liền” đều có hàm lượng natri tương đối cao. Nếu sử dụng các sản phẩm này thường xuyên, bạn sẽ khó kiểm soát lượng natri trong mức tối đa là 2.000mg trong một ngày.

Không chỉ chứa nhiều natri, các thực phẩm chế biến sẵn cũng không chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

15. Cải cầu vồng, rau bó xôi, rau dền
Cải cầu vồng, rau bó xôi, rau dền
Cải cầu vồng, rau bó xôi, rau dền đều là những loại rau lá màu xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, bao gồm cả kali.

Ở dạng nguyên liệu tươi, chưa qua chế biến, hàm lượng kali dao động khoảng 140 – 290mg một chén rau.

Sau khi được nấu chín, dù rau ngót đi nhưng hàm lượng kali vẫn giữ nguyên. Chẳng hạn như một nửa chén rau bó xôi sống sẽ ngót bớt còn khoảng 1 muỗng canh sau khi nấu chín. Do đó, ăn một nửa chén rau bó xôi nấu chín sẽ chứa lượng kali cao hơn nhiều so với một nửa chén rau bó xôi tươi sống.

16. Chà là, nho khô và mận sấy khô

Các loại trái cây sau khi được sấy khô, hàm lượng dinh dưỡng sẽ được cô đặc lại, kể cả kali.

Ví dụ như một cốc mận khô chứa 1.274mg kali, gấp gần 5 lần lượng kali trong lượng mận tươi tương đương. Ngoài ra, chỉ 4 quả chà là khô đã cung cấp 668mg kali.

Với lượng kali đáng kể được tìm thấy trong các loại trái cây sấy khô, tốt nhất là bạn không nên dùng chúng trong chế độ ăn kiêng cho bệnh thận.

17. Đồ ăn vặt

Những món đồ ăn vặt như bánh snack, bánh quy vòng, khoai tây chiên, bánh quy… thường không có hàm lượng dinh dưỡng cao, lại còn chứa khá nhiều muối.

Ngoài ra, bạn rất dễ ăn vượt quá lượng mong muốn dẫn đến hàm lượng natri hấp thu hàng ngày nhiều hơn quy định.

Hơn thế nữa, nếu khoai tây chiên được làm từ khoai tây thật, chúng sẽ càng chứa thêm nhiều kali gây nguy hại đến thận.

Kết luận

Nếu chẳng may bạn có các bệnh về thận, việc giảm lượng phốt pho, kali và natri tiêu thụ hàng ngày là rất quan trọng để kiểm soát bệnh.

Bạn cần hạn chế hoặc tốt nhất nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng natri, kali và phốt pho cao được liệt kê ở trên.

Lưu ý rằng hạn chế trong chế độ ăn uống và khuyến nghị lượng chất dinh dưỡng sẽ thay đổi dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương thận.

Một chế độ ăn kiêng cho bệnh thận có vẻ dễ khiến bạn nản chí và khó thích nghi. Tuy nhiên, bạn có thể hỏi ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ chuyên về thận để giúp thiết kế chế độ ăn kiêng cho bệnh thận dành riêng cho bạn.
Nguồnhellobacsi.com
Lượt xem17/09/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng